Menu 0977908962

Hoa hồi xuất khẩu ra nước ngoài – Cơ hội và thách thức

Ngày đăng: 11:30 17/09/2018

Hoa hồi xuất khẩu đã trở thành hướng đi chính của ngành trồng và sản xuất tinh dầu hồi từ vài năm nay. Bên cạnh nhiều cơ hội phát triển, hoa hồi Lạng Sơn cũng gặp không ít thách thức tại thị trường nước ngoài.

 

Hoa hồi là một sản vật quý chỉ có ở các tỉnh Đông Bắc Việt Nam. Từ những cánh hồi bé nhỏ, bạn có thể tạo nên vô vàn món ăn thơm ngon, hấp dẫn. Ngoài ra, việc sử dụng hồi trong làm đẹp và chăm sóc sức khỏe cũng cực kì hiệu quả.

Hiện nay, các loại nông sản, sản vật tại Việt Nam ngoài tiêu thụ trong nước còn hướng đén việc xuất khẩu ra nước ngoài. Hoa hồi cũng không phải là ngoại lệ. Việc đem hoa hồi xuất khẩu có ý nghĩa chiến lược trong việc tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm, giúp lợi nhuận thu được ở mức cao hơn.

1.Hoa hồi xuất khẩu – Cơ hội để phát triển kinh tế

Với vô vàn tác dụng tốt cho sức khỏe, hoa hồi được người dân trên toàn thế giới coi trọng. Trung Quốc và Tây Âu là hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của hoa hồi Lạng Sơn hiện nay. Hai thị trường này có những đặc điểm riêng biệt như:

+ Thị trường Trung Quốc: Trung Quốc là quốc gia có dân số đông nhất thế giới. Vì vậy sức tiêu thụ của thị trường này vô cùng lớn. Bên cạnh đó, Trung Quốc giáp ranh với Việt Nam nên rất thuận lợn cho việc giao thương hàng hóa.

+ Thị trường Tây Âu: Do tỷ giá giữa ngoại tệ và tiền Việt cao nên thị trường này thường đem lại nguồn doanh thu rất lớn. Ngoài ra thị trường này cũng tương đối ổn định, có nhiều chính sách bảo vệ nhà cung cấp, giá cả không lên xuống thất thường như thị trường Trung Quốc.

Sản xuất hoa hồi định hướng xuất khẩu

Hiện nay, tiềm năng phát triển cây hoa hồi tại Việt Nam là rất lớn. Chúng ta hoàn toàn có thể biến hồi thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong việc phát triển kinh tế. Ngoài việc đẩy mạnh sức mua trong nước, đem hoa hồi xuất khẩu cũng là một hướng đi đúng, cần phải được khai phá hơn nữa.

2.Ngành xuất khẩu hồi vẫn còn nhiều thách thức

Rõ ràng chúng ta có nhiều lợi thế để phát triển cây hồi: thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp; nông dân có nhiều kinh nghiệm trồng và sản xuất tinh dầu hồi,.. Tuy nhiên vấn đề đầu ra vẫn là một gánh nặng đối với nền kinh tế nước nhà. Bên cạnh những đặc điểm tích cực, 2 thị trường lớn để đem hoa hồi xuất khẩu cùng tồn động nhiều thách thức:

+ Thị trường Trung Quốc: Tuy sức mua lớn nhưng lại thiếu ổn định. Có năm thương lái Trung Quốc thu mua hồi ồ ạt, đẩy giá hồi lên cao, có năm lại tìm cách chèn ép giá, khiến người dân phải bán hồi với giá rẻ mạt. Rõ ràng, để khắc phục khó khăn này, chúng ta phải tìm thêm các thị trường ngách khác để xuất khẩu hoa hồi, để khi Người Trung không thu mua còn có hướng xử lý thành phẩm. Chúng ta có thể coi Trung Quốc là thị trường hoa hồi xuất khẩu chủ lực nhưng đây tuyệt đối không phải là thị trường chính. Chúng ta cần phải xây dựng phương án đề phòng rủi ro cho những tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Mặt khác, người dân nên xây dựng kho chứa để có thể dự trữ hồi, tránh việc để thương lái Trung Quốc ép giá.

+ Thị trường Tây Âu: Mặc dù đem lại giá trị kinh tế cao nhưng đây lại là thị trường khó tính, có nhiều tiêu chuẩn kiểm định nghiêm ngặt. Hiện nay hồi của chúng ta vẫn chưa xây dựng được thương hiệu nên công cuộc xuất khẩu sang Châu Âu vẫn còn khá chật vật. Rõ ràng, nếu muốn chinh phục thị trường khó tính này, chúng ta cần phải đẩy mạnh công tác quảng bá cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm. Về thương hiệu, việc xây dựng tên gọi, logo, tem mác, bao bì,.. cần được tiến hành nhanh gọn. Về chất lượng sản phẩm, chúng ta cần tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất, các nhà khoa học phải trực tiếp đứng ra giúp đỡ người dân trồng hồi. Hoa hồi xuất khẩu cần được kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt, tránh tình trạng xuất ẩu, xuất không kiểm soát gây mất uy tín trên thị trường.

Chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc xuất khẩu hồi

Chỉ cần khắc phục được những khó khăn kể trên, hoa hồi xuất khẩu sẽ trở thành hướng đi đúng đắn, mang lại lợi ích kinh tế cao. Không chỉ có hoa hồi, các mặt hàng khác của Việt Nam cũng cần được triển khai theo hướng đi này. Có như vậy, người dân mới thêm gắn bó với nghề, kinh tế gia đình mới vững mạnh, kinh tế nước nhà mới đi vào ổn định.

Rõ ràng, đem hoa hồi xuất khẩu không phải là vấn đề quá mới trong nền kinh tế như hiện nay. Nhưng sau vài năm triển khai, chúng ta vẫn đi vào lối mòn quen thuộc: giá hồi lên xuống thất thường do bị thương lái người Trung ép giá, bị Tây Âu từ chối nhập khẩu, được mùa nhưng vẫn phải loay hoay đi tìm đầu ra,.. Hồi là mặt hàng có nhiều tiềm năng phát triển chỉ cần chúng ta biết cách phát huy thế mạnh hiện có, nắm lấy cơ hội, vượt qua thách thức thì hoa hồi hương sẽ trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Lạng Sơn nói riêng, của Việt Nam nói chung.

Đăng ký để nhận ưu đãi tới 25%

>

Đối tác - Khách hàng

Thông báo